Sàn Bitfinex thứ 3 vừa rồi cho biết sàn đang làm việc với các nhà hành pháp để xử lý vấn đề này. Bitfinex tuyên bố: “Chúng tôi đang điều tra vụ rò rỉ này và xác định xem chuyện gì đã xảy ra, nhưng chúng tôi biết rằng một số người sử dụng của chúng tôi đã bị đánh cắp bitcoin”.
Tuyên bố này không cho biết có bao nhiêu bitcoin đã bị đánh cắp, nhưng ông Zane Tackett, giám đốc phát triển cộng đồng và sản phẩm khu vực viết trên Reddit cho hay sàn đã mất khoảng 119.756 bitcoin. Bitfinex hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận về con số này.
Một bitcoin có giá khoảng 527,25 USD vào thời điểm báo cáo, mặc dù giá các bitcoin đã hạ hơn kể từ sau khi thông tin về vụ hack bị phát tán. Bitfinex cũng được sử dụng để giao dịch các loại tiền tệ kỹ thuật số khác, bao gồm ether và litecoin, nhưng theo thông tin thì chỉ Bitcoins bị ảnh hưởng.
" alt=""/>Sàn Bitcoin Hồng Kông mất 63 triệu USD vì hackerNhưng ít ai biết được rằng đây là một trong những đề án của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) sử dụng công nghệ trò chơi điện tử để do thám từng người, từng ngôi nhà, góc phố, và đặc biệt là các căn cứ quân sự và an ninh.
Chính phủ Nga đã cấm tất cả các nhân làm việc trong các cơ sở quốc phòng - an ninh tiếp cận trò chơi này bởi trong đó gắn phần mềm gián điệp đặc biệt của CIA để thu thập thông tin về những khu vực mà người chơi đi qua.
Với Pokemon Go, toàn bộ thế giới này tự nhiên nắm dưới quyền kiểm soát của CIA, tương tự như hệ thống giám sát toàn cầu mà điệp viên Edward Snowden từng tiết lộ.
Iran là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành lệnh cấm trò chơi đang rất phổ biến hiện nay là Pokemon Go do những quan ngại về vấn đề an ninh.
Ngày 20/7 vừa qua, một cơ quan quyền lực hàng đầu của Saudi Arabia đã quyết định khôi phục lại một sắc lệnh cách đây 15 năm, trong đó cho rằng các trò chơi liên quan đến Pokemon là "phi đạo Hồi".
Tại Israel, các quân nhân cũng bị nghiêm cấm chơi Pokemon Go trong các doanh trại quân đội do lo ngại về khả năng tiết lộ các thông tin quân sự cũng như vị trí của căn cứ.
Tờ Jakarta Globe hôm 19/7 đưa tin, cảnh sát Indonesia đã bắt giữ một công dân người Pháp tên là Romain Pierre vì anh này đã xâm nhập bất hợp pháp vào một căn cứ quân sự ở thành phố Cirebon, Indonesia trong khi đang chơi trò Pokemon Go.
Người đàn ông trẻ tuổi này làm việc tại Jakarta. Trong lúc chạy bộ vào buổi tối, ứng dụng Game thông báo phát hiện Pokemon trong khu vực anh ta đang chạy. Và người đàn ông này đã nhảy qua hàng rào xâm nhập vào lãnh thổ một căn cứ quân sự của Indonesia để bắt Pokemon.
" alt=""/>CIA dùng Pokemon Go để theo dõi cả thế giới như thế nào?Thưa luật sư, gần đây có hiện tượng nhiều người lạm dụng việc dùng hình ảnh của người khác để ném đá, xỉ nhục, xúc phạm danh dự của họ khi chưa có thông tin xác thực. Luật sư có ý kiến gì về việc này?
Luật sư Phạm Công Út:Để đáp ứng các thị hiếu bình dân của số lượng độc giả thường tò mò chuyện đời tư của những nhân vật nào đó trong giới nghệ sĩ hoặc người của công chúng, hoặc một sự kiện nào đó mà họ cho rằng phản cảm.
Thay vì chỉ cần phê phán là đủ, họ còn đưa cả hình ảnh cá nhân của người mà họ chỉ trích để minh họa cho thêm phần gay gắt với lời phê phán của họ.
Điều đó pháp luật không cho phép, vì công dân có độc quyền giữ bí mật đời tư và hình ảnh, nhân thân của họ, nhà báo hoặc bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng phải tôn trọng điều ấy nếu không muốn sa vào các rắc rối về pháp lý khi bị chính người bị phê phán ấy bị đăng ảnh lên phương tiện truyền thông mà không được phép của họ.
Thế là từ việc ngồi xổm lên đạo đức, pháp luật để dạy người khác về đạo đức thì chính người đưa tin, hình ảnh cá nhân của người khác một cách tự ý để xỉ vả họ phải trở thành người bị kiện và buộc phải trả giá trước lưỡi gươm công lý. Mặt khác, sự xỉ vả, dạy đời kiểu ấy có thể vướng vòng lao lý khi chưa rõ chuyện, thành vu khống người khác.
Gần đây, cũng có một vài phóng viên lượm lặt các thông tin, hình ảnh từ các trang Facebook rồi viết bài phê phán kèm hình ảnh từ trang Facebook nào đó để minh họa mà không xin phép người đưa ảnh, càng không xin phép người trong ảnh. Rủi ro pháp lý trong trường hợp này đối với nhà báo ấy là rất cao
![]() |
Đăng ảnh và xỉ vả người khác trên Facebook coi chừng bị kiện |
Việc làm này đã vi phạm quy định nào của pháp luật, thưa luật sư?
Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015, quy định rất rõ: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Như vậy, nếu đăng bài viết để phê phán xỉ vả người khác và tự ý đăng kèm hình ảnh cá nhân của “nạn nhân” mà không được sự đồng ý của “nạn nhân” thì điều đó là vi phạm pháp luật. Nếu nạn nhân – người bị đăng ảnh cá nhân đó có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại điều 34 bộ luật này cũng quy định “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình”. Như vậy, nội dung của việc xúc phạm vô căn từ những bài báo như thế có thể sẽ bị “nạn nhân” khởi kiện, thậm chí đề nghị khởi tố hình sự tác giả của những bài báo như thế.
Đồng thời, nếu “nạn nhân” ấy khởi kiện việc xúc phạm này thì nhà báo đã làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó, nạn nhân còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Quy định pháp luật là vậy, nhưng luật sư lý giải thế nào về việc tình trạng vi phạm vẫn tăng cao?
Tôi cho rằng, có thể một phần do nhận thức về pháp luật của người làm báo và sự dung túng của ban biên tập của tờ báo ấy, tất cả cũng chỉ nhằm kích view, câu like một cách tầm thường để đáp ứng sự tò mò và kích thích đám đông.
Đó là những động cơ không trong sáng, cần phải chấm dứt để pháp luật về quyền con người được tôn trọng. Vì khi anh chà đạp quyền con người của người khác bằng báo chí thì cũng sẽ đến ngày quyền con người của anh bị chà đạp bằng luật pháp thôi.
Phải chăng, theo luật sư, các báo khi dẫn lại hình ảnh của người đang bị "ném đá" từ mạng xã hội cũng vi phạm?
Như phân tích về pháp lý ở trên thì các báo khi dẫn lại hình ảnh đang bị “ném đá” từ mạng xã hội cũng là vi phạm pháp luật dân sự về quyền con người và rủi ro bị khởi kiện là rất cao.
Vấn đề là “nạn nhân” có biết được quyền của mình để tự vệ bằng biện pháp pháp lý hay không mà thôi.
Từ góc nhìn của luật sư, ông có khuyến cáo gì để tình trạng xâm phạm quyền nhân thân về hình ảnh, hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức không tiếp diễn tràn lan?
Thứ nhất, tôi hy vọng cánh báo chí nên cố gắng giữ được ngọn bút trong sáng, bất vụ lợi của mình, vì xã hội còn rất nhiều những tiêu cực cần phải lên án để góp phần xây dựng xã hội cho tốt đẹp hơn, không nên chạy theo những xu thế kiểu bình dân hoá tờ báo của mình bằng những soi mói đời tư như thế.
Thứ hai, tôi hy vọng sẽ có những vụ khởi kiện các tờ báo, các nhà báo ấy ra toà để làm sạch môi trường báo chí trong nước, để chúng ta giữ được một nền báo chí chân chính, nhân bản hơn.
Cảm ơn luật sư!
" alt=""/>Xỉ vả, “ném đá”, đăng ảnh người khác trên Facebook có thể phạm tội?